Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Chiangrai United, 18h00 ngày 19/4: Tiếp đà chiến thắng
Hư Vân - 19/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g lịch am 2024lịch am 2024、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo PSG vs Le Havre, 22h00 ngày 19/4: Khó thắng tưng bừng
2025-04-22 05:45
-
6 đội tranh tài tại Giải bóng chuyền nữ Cúp Cát Bà Amatina 2022
2025-04-22 05:32
-
Tin bóng đá 11/9: MU lấy Kudus, Raphinha mơ Cúp C1 với Barca
2025-04-22 05:23
-
Nadal thua cách biệt Taylor Fritz trận ra quân ATP Finals 2022
2025-04-22 05:21


Clip hai chiếc F-35 đầu tiên trong hợp đồng đáp xuống tới Hàn Quốc:
Vậy loại tiêm kích tàng hình tối tân Mỹ này có phù hợp với phi đội hiện thời của Hàn Quốc? Vai trò chúng có thể đảm nhận trong trường hợp xảy ra đối đầu với Triều Tiên?
Theo tạp chí National Interest, Không lực Hàn Quốc (ROKAF) hiện đang sử dụng rất nhiều chiến cơ tân tiến của Mỹ, trong đó có hơn 100 máy bay KF-16C và khoảng 60 chiếc F-15K Slam Eagles.
KF-16C đã được tích hợp đầy đủ tên lửa không-đối-không AMRAAM của Mỹ, loại mà ROKAF đang khai thác ở các biến thể AIM-120C-5 và AIM-120C-7. Sự kết hợp giữa KF-16C và AMRAAM tạo ra sự vượt trội lớn so với đa số các chiến cơ mà Không quân Triều Tiên đang có trong tay. Phần lớn máy bay chiến đấu của nước này được chế tạo từ các biến thể của MiG-21 và J-7, vốn chỉ có thể trang bị các tên lửa không-đối-không hồng ngoại tầm ngắn.
Và KF-16C không chỉ phóng AMRAAM mà có thể quay đầu và rời đi nhanh chóng trước khi máy bay MiG của Triều Tiên có thể khóa mục tiêu.
Tuy Không quân Triều Tiên còn sở hữu các chiến cơ hiện đại hơn như MiG-23 và MiG-29 (chưa rõ số lượng và các biến thể), chất lượng radar và tên lửa trên những chiến đấu cơ này không thể sánh với sức mạnh kết hợp của KF-16C và AMRAAM.
![]() |
Ảnh: Wikimedia Commons |
Trong khi đó, F-15K Slam Eagle tập trung tốt hơn vào các chiến dịch không-đối-đất, được chế tạo dựa trên mẫu F-15E Strike Eagle của Không lực Mỹ. F-15K có thể tự chỉ định các mục tiêu cho bom dẫn đường bằng laser, phát hiện và bắn phá các mục tiêu cả chiến thuật và chiến lược dưới mặt đất.
Vậy nếu Không lực Hàn Quốc đã có đủ sức mạnh cả về không-đối-không và không-đối-đất, thì vai trò F-35A sẽ ở đâu trong phi đội của họ? Câu trả lời có thể nằm ở các cảm biến của F-35.
F-35 có các cảm biến quang điện cực mạnh mà có thể được sử dụng để nhắm vào máy bay. Trong cuộc tập trận Red Flag 2019, các cảm biến quang học của F-35 đã đóng một vai trò lớn mang tới thành công của sự kiện này trong môi trường EW (chiến tranh điện tử hạng nặng), nơi các chiến cơ thế hệ 4 như F-16C "bị mù".
Các chiến cơ MiG-29 của Triều Tiên cũng có cảm biến quang điện ở phía trước, nhưng đó là những hệ thống từ những năm 1980 nên không có đủ độ nhạy hoặc độ phân giải cao như của các máy cảm biến hiện đại của Mỹ và Nga.
Một trận chiến tiềm tàng với Triều Tiên nhiều khả năng sẽ có EW và nhiễu sóng. Trong đụng độ biên giới đầu năm nay, Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố sử dụng EW cho lợi thế chiến đấu trên không. Delhi tuyên bố đã gây nhiễu radar của máy bay Pakistan trong vụ ngày 26/2. Và một bài báo gây tranh cãi cho thấy Ấn Độ mất một chiếc MiG là do Pakistan gây nhiễu kết nối radio với Bộ Chỉ huy.
Các cảm biến và liên lạc tân tiến của F-35A có thể ngăn chặn các vụ việc tương tự như vậy xảy ra. Không lực Hàn Quốc có thể lựa chọn dùng F-35A trong đội hình với các chiến cơ thế hệ 4 để cung cấp liên lạc và nhận thức tình huống tốt hơn, đồng thời mở rộng năng lực của toàn đội trong di chuyển và chiến đấu.
Ngoài ra, F-35A có thể được chỉ định để trấn áp hoăc phá hủy các sứ mệnh phòng không của kẻ thù. Năng lực tàng hình và gây nhiễu của tiêm kích này khiến cho nó dễ sống sót hơn các chiến cơ thế hệ 4 mà ROKAF đang sở hữu.
Thanh Hảo
" alt="Liệu Triều Tiên có đủ sức diệt tiêm kích F" width="90" height="59"/>![]() |
Lính Hàn Quốc đứng gác ở làng đình chiến Panmunjom thuộc Vùng Phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. (Ảnh: Bloomberg) |
Tổng thống Mỹ đến nay vẫn thường nhắc đến việc Triều Tiên ngừng thử tên lửa trong năm qua như một thành tích ngoại giao của ông. Phía Triều Tiên lại cáo buộc Washington theo đuổi “ngoại giao pháo hạm” khi chỉ đưa ra yêu sách mà không nhượng bộ.
Hiện ông Trump và ông Kim đang chuẩn bị gặp nhau lần 2. Tuy nhiên, hai bên vẫn gặp rất nhiều khó khăn cho việc đưa chi tiết vào xương sống trong tuyên bố đã ký ở Singapore.
Thỏa thuận yêu cầu những gì?
Bốn vấn đề: Bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, chính thức chấm dứt cuộc chiến 1950-1953, hồi hương hài cốt lính Mỹ trong chiến tranh, và “làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.
Vấn đề là cụm từ “làm việc hướng tới“ rất mơ hồ. Chưa rõ liệu chiếc ô hạt nhân của Mỹ bảo vệ Hàn Quốc có được tính đến hay không. Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo khẳng định Chủ tịch Kim chấp nhận “phi hạt nhân hóa Triều Tiên dứt điểm và được kiểm chứng đầy đủ”. Bình Nhưỡng chỉ ra rằng thỏa thuận nhắc đến toàn bộ bán đảo Triều Tiên và khẳng định Mỹ đồng thời phải rút vũ khí, nếu không nước này sẽ dễ bị tấn công.
“Phi hạt nhân hóa“ đòi hỏi những gì?
Ngay từ đầu, Mỹ muốn Triều Tiên cung cấp danh sách các vũ khí, cơ sở và vật liệu mà nước này đã sản xuất.
Chính quyền Kim Jong Un gọi yêu cầu đó chẳng khác gì một “danh sách mục tiêu“. Theo các chuyên gia về phổ biến hạt nhân, các bước đi tiếp theo sẽ bao gồm thanh sát, đóng cửa các cơ sở và tiêu hủy vũ khí, thậm chí giao nộp vật liệu hạt nhân. Các cuộc đàm phán trước kia đều đã chùn lại trước vấn đề thanh sát và xác minh.
Triều Tiên muốn gì?
Triều Tiên muốn “các biện pháp tương ứng” hoặc giải thưởng ngay lập tức cho bất kỳ bước đi nào mà nước này thực hiện. Trong bài phát biểu đầu năm mới, Kim Jong Un dọa sẽ chọn “con đường mới” nếu Washington không nới lỏng cấm vận kinh tế. Ông tỏ tín hiệu rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần giảm bớt liên minh Mỹ - Hàn, kêu gọi Seoul không nối lại tập trận chung với Mỹ.
Kim Jong Un còn nói rõ, ông tin cam kết phi hạt nhân hóa bao gồm cả “các tài sản chiến lược” như các tàu chiến và máy bay mang hạt nhân của Mỹ.
Điều gì đã diễn ra kể từ hội nghị Singapore?
Các bước đi rất nhỏ. Hồi tháng 7, Bình Nhưỡng trao trả 55 hài cốt lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, đàm phán chậm lại về hài cốt của hàng nghìn binh sĩ khác.
Kim Jong Un tuân thủ các cam kết không thử vũ khí hạt nhân và tháo dỡ các cơ sở thử nghiệm, nhưng đó là những gì ông đã cam kết thực hiện trước khi gặp Tổng thống Trump, tuyên bố giai đoạn thử nghiệm đã hoàn tất.
Về phía Mỹ, Tổng thống Trump tạm dừng các cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc. Tuy nhiên, chính quyền của ông vẫn áp đặt thêm cấm vận lên Bình Nhưỡng trong nỗ lực duy trì áp lực.
Hai bên đang đối thoại?
Không nhiều ở cấp độ cao cho đến ngày 18/1 khi ông Trump gặp đại diện Triều Tiên Kim Yong Chol ở Nhà Trắng. Hai bên nhất trí sẽ tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 vào cuối tháng 1, với thời gian và địa điểm sớm được quyết định. Sau đó là các cuộc gặp giữa hai bên ở Stockholm.
Triều Tiên vẫn mở rộng năng lực hạt nhân?
Tổng thống Trump tuyên bố sau hội nghị ở Singapore rằng Triều Tiên không còn là một mối đe dọa hạt nhân nữa. Viễn cảnh chiến tranh dường như đã bị đẩy lùi, và thế giới chứng kiến dòng chảy ngoại giao chưa từng có với vô số các cuộc tiếp xúc và liên lạc.
Nhưng đến nay chưa ai có thể vạch ra được khung thời gian để Kim Jong Un từ bỏ vũ khí. Theo phân tích hình ảnh vệ tinh và thông tin rò rỉ từ tình báo Mỹ, Triều Tiên thậm chí vẫn tiếp tục củng cố và mở rộng năng lực hạt nhân.
Vì sao chiến tranh Triều tiên chưa chính thức chấm dứt?
Bởi các bên tham gia đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh – gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu – đến nay vẫn chưa thể nhất trí về một hiệp ước hòa bình. Những gì được ký năm 1953 chỉ là một thỏa thuận ngừng bắn.
Tuy nhiên, ký một hiệp ước vào lúc này mà không có một thỏa thuận giải trừ vũ khí thì sẽ tiềm tàng rủi ro cho Mỹ, bởi nó hợp pháp hóa sự kiểm soát của ông Kim Jong Un với một nửa bán đảo và làm suy yếu lý do để Mỹ triển khai 28.000 lính ở Hàn Quốc.
Đến nay, Tổng thống Trump vẫn từ chối chấp nhận một tuyên bố hòa bình mang tính biểu tượng, khiến phía Bình Nhưỡng cáo buộc Washington phủi bỏ các cam kết của mình.
Thanh Hảo
" alt="Triều Tiên: Vì sao đàm phán hạt nhân Mỹ" width="90" height="59"/>
- Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Newcastle, 23h30 ngày 19/4
- U23 Việt Nam lên danh sách hội quân đấu giao hữu ở nước ngoài
- Tin bóng đá 3/9: Ronaldo thất vọng MU, Chelsea ký Edson Alvarez
- Bóng đá Việt Nam 1 năm nhìn lại vui nhiều nhưng cũng tiếc nuối
- Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Nakhon Pathom, 19h00 ngày 19/4: Ba điểm ở lại
- Giải thể một trường cao đẳng thuộc quân đội
- Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 52: Tưởng tượng là siêu nhân Gao
- Tình yêu vợ vô hạn của ông Lý Quang Diệu
- Soi kèo góc Espanyol vs Getafe, 2h00 ngày 19/4
